Tìm hiểu làng nghề rèn thủ công ở Nam Định



làng nghề rèn thủ công ở Nam Định
Làng nghề rèn thủ công ở Nam Định


Làng nghề rèn Nam Định là một trong những Làng nghề truyền thống của Việt Nam - cách thành phố Nam Định chưa đầy 10km dọc quốc lộ 55.
Làng nghề rèn ở Vân Chàng đã có từ xa xưa, từ thời Lam Sơn họ đã làm ra nhiều giáo mác, pháo lệnh. Hiện nay Vân Chàng còn lưu giữ một pháo lệnh nhỏ nặng trên 40kg và nhiều pháo lệnh khác nặng trên 10kg.



.icone-xemngay
Lịch sử nghề Cuộc sống thợ rèn
Quy trình rèn





Sản phẩm làng nghề rèn

Làng rèn Vân Chàng thiết kế và sản xuất ra rất nhiều sản phẩm cần thiết cho đời sống người dân như những cây đèn thờ được tạo ra với kiểu trúc hóa, mai luyện phối hợp nhiều họa tiết rất sinh động. Đặc biệt cái khóa hom là đặc sản của làng rèn. Khóa cấu tạo bởi nhiều mảnh tôn ghép cài những mảnh đồng lá vụn bó bằng đất nhuyễn cho vào lò nung, đồng chảy các vỏ  tôn liền nhau thành vỏ khóa.Vỏ khóa bọc lớp đồng rất đẹp, ruột khóa nhiều hom và cựa vì thế gọi là khóa hom. Khóa này rất hiếm, khác chìa không dùng được. Điều đáng lưu ý là không rõ tài luyện sắt của người thợ nơi đây ra sao mà các sản phẩm này phơi ngoài trời mưa nắng hàng thế kỷ rất ít bị han rỉ.

 Lịch sử làng nghề rèn

 Khoảng đầu thế kỷ XV tại đây đã sáng tạo ra loại dao phát ruộng bản rộng 0,2m, dầy 0,02m dài 0,8m tra vào cán tre được dài non một mét có khâu có nén sắt rất chặt. Loại dao này ngày thường, người nông dân đi phát bờ phát góc ruộng rất tiện. Hễ giặc đến nó trở thành vũ khí lợi hại. Năm 1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, giặc Minh thua chạy toán loạn cũng bởi thứ vũ khí này.
 
Sau hòa bình thợ rèn Vân Chàng tập hợp thành 4 hợp tác xã cơ khí: Tiền Tiến, Quyết Tiến, Hợp Tiến, Đồng Tiến. Ngoài sản xuất nông cụ và công cụ cầm tay sản phẩm phụ tùng xe đạp cũng rất nổi tiếng. Vành nhôm Điện Biên là sản phẩm đặc sắc của làng trong thời kỳ đó, kỹ nghệ làm vành nhôm có từ 1954 do ông Vũ Hán mang nghề làm vành từ Sài Gòn về.