Ở Nghệ An có một làng đúc đồng thủ công nổi tiếng đó là làng gì? Làng đúc đồng Cồn Cát Nghệ An thuộc huyện Diễn Châu cách ga si chừng 3 cây số.
|
||
Lịch sử nghề | Cuộc sống thợ đúc | |
Quy trình đúc | ||
Nghề đúc đồng
Theo truyền thuyết ông tổ nghề đúc đồng Cồn Cát là ông tiên trên trời xuống dạy nghề cho dân làng. Một đêm có ngôi sao chở ông tiên từ trên trời cao sa xuống cánh đồng làng, làm đất trũng xuống thành cái ao rộng, dân làng gọi là áo Sao Sa. Ông tiên dạy nghề đúc cho dân làng rồi lại bay về trời. Dân làng Cồn Cát ra đào dưới ao Sao Sa lấy được nhiều mảnh đồng vụn đem về nấu chảy và đúc thành đồng dùng như vị tiên dạy.
Khuôn đúc đồng ở Cồn Cát được làm từ đất sét nhào với trấu rồi nung rắn lại. Nhà thơ Võ Văn Trực có ghi lại công việc đúc đồng ở Cồn Cát như sau: Nấu đồng bằng than củi đun với ngọn lửa cháy đều cho tới khi đồng chảy thành nước. Nước đồng ấy được đổ vào khuôn."
Quá trình đúc đồng thật vất vả ấy thế ta vẫn nghe tiếng cười lạc quan của họ:
Anh đây chính thợ đúc nồi
Em có muốn đúc - xin mời - giận ư?
Giận anh em bỏ đi tu
Anh vô trình với Phật, đúc thằng cu cho em bồng!
Đời này qua đời khác nghề nghiệp càng thành thục, họ không chỉ chế được nhiều dụng cụ bằng đồng như nồi đồng, niêu đồng..ngoài ra họ còn đúc được những bộ "tam sự"rất đẹp với những cọc đèn, lư hương có hình con nghê, con rồng mang dáng dấp cổ truyền Việt Nam.Dân làng Phú Thịnh nhờ một tướng chống xâm lược được dân làng hùn sức đúc một cái chuông lớn cao gần một mét quai chuông hình hai cái đầu rồng chầu nhau.
Những người thợ ở đây đã từng đúc những bộ nhạc bằng đồng: thanh la, xập xòe, chiêng...Khi nhạc gióng lên các nhạc cụ phối âm lúc dồn dập lúc như gió cuốn, lúc chảy dài như suối, lúc êm đềm như sóng lúa.
Nghề đúc đồng là thế còn nghề gò hòm tôn đưng tài liệu thì sao?
Nghe các cụ truyền lại rằng cách đây chừng 200 năm dân làng đã đúc hàng trăm cái niêu đồng chỉ vừa nấu cho vài ba người ăn. Lệnh của vua truyền ra, chỉ trong vòng dăm hôm hàng trăm cái niêu đồng ấy đúc xong và kịp thời chuyển ra cho nghĩa quân.